Người hâm mộ bóng đá nói chung có lẽ không còn xa lạ gì với các tình huống xử phạt dùng thẻ đỏ trong các giải đấu lớn. Thông thường, mỗi khi thẻ đỏ được rút ra, chiến thuật và lối chơi của toàn đội cũng bị ảnh hưởng theo. Vai trò lớn lao là vậy, nhưng thực chất không phải ai cũng nắm rõ thẻ đỏ là gì? vì sao có sự xuất hiện của thẻ đỏ? Đặc biệt, nhiều người trong chúng ta vẫn còn rất mù mờ trước luật thẻ đỏ được các trọng tài trong nước và quốc tế áp dụng.
Nội dung chính:
Thẻ đỏ là gì?
Bất cứ môn thể thao nào cũng có những luật lệ riêng, thay đổi và phát triển dần theo thời gian nhằm giúp luật chơi trở nên chặt chẽ hơn, đảm bảo tính công bằng cho người tham gia và đảm bảo chất lượng trận đấu. Thẻ đỏ là một hình thức phạt trong bộ môn bóng đá.
Thẻ đỏ là hình thức xử phạt trực tiếp cao nhất trong bóng đá
Có ba hình thức xử phạt theo quy định của Liên đoàn Bóng đá Thế giới bao gồm: cảnh cáo bằng miệng, thẻ vàng và thẻ đỏ. Trong đó, thẻ đỏ là hình thức phạt cao nhất.
Khi trọng tài phát thẻ đỏ trực tiếp, cầu thủ bị phạt phải vi phạm những lỗi nghiêm trọng trên sân hoặc đã phạm vào các lỗi được quy định trong điều 12 của Luật bóng đá.
Cầu thủ bị nhận thẻ đỏ phải lập tức rời khỏi sân, đồng thời đội bóng có cầu thủ nhận thẻ đỏ không được quyền thêm người. Do vậy, mỗi chiếc thẻ đỏ được phát ra đều phải tuân thủ khắt khe những điều khoản đã quy định, đảm bảo sự công bằng.
Có thể bạn quan tâm: Thẻ vàng là gì? Thẻ vàng có ý nghĩa như thế nào trong bộ môn bóng đá?
Lịch sử ra đời của chiếc thẻ đỏ
Chiếc thẻ đỏ, cùng với thẻ vàng, lần đầu tiên xuất hiện trong một trận đấu chính thức vào FIFA World Cup 1970. Ý tưởng sử dụng thẻ có màu được đưa ra bởi Sir Kenneth George Aston – trọng tài huyền thoại người Anh, sau khi ông nhận thấy tính tiện dụng của cột đèn giao thông trên đường phố.
Trước khi xuất hiện hình thức thẻ phạt, trọng tài sẽ đưa ra cảnh cáo bằng miệng đối với các cầu thủ. Cách làm này không thực sự đem lại hiệu quả, bởi những tình huống diễn ra trên sân không được ghi nhận bởi ban huấn luyện cũng như người dự khán. Điều này dẫn đến nhiều tình huống kiện cáo, tranh cãi sau trận đấu khiến giải đấu mất đi tính chuyên nghiệp và dẫn đến nhiều hệ luỵ phi thể thao.
Thẻ đỏ xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1970 tại World Cup
Đến năm 1970, khi thẻ đỏ chính thức được đưa vào sử dụng, công chúng và người làm ngành thể thao đón nhận phương pháp này rất tích cực. Từ đó trở về sau, bóng đá tiếp tục sử dụng thẻ đỏ như một công cụ đắc lực. Các môn thể thao khác cũng lần lượt học tập hệ thống thẻ phạt có màu như trên.
Khi mới xuất hiện, thẻ đỏ sử dụng chất liệu giấy bìa. Tuy nhiên hiện nay, FIFA đã cho đưa vào sử dụng thẻ đỏ được làm từ chất liệu nhựa chống thấm nước do Thuỵ Sĩ sản xuất. Chiếc thẻ này còn có ô quy định số áo cầu thủ, giúp trọng tài thao tác nhẹ nhàng nhanh chóng trên sân.
Thẻ đỏ được sử dụng trong tình huống nào?
Sau khi đã tìm hiểu về xuất xứ của thẻ đỏ và hiểu rõ thẻ đỏ là gì, ta hãy cùng nhau tìm hiểu cách thức sử dụng thẻ đỏ chính xác do chính FIFA quy định.
Quy định xử phạt bằng thẻ đỏ được FIFA làm luật chặt chẽ
Các lỗi rơi vào khung hình phạt thẻ đỏ cụ thể như sau:
-
Phạm lỗi nghiêm trọng: sử dụng lực quá mức gây thương tích cho đối thủ.
-
Có hành vi bạo lực nghiêm trọng cho đối thủ, trọng tài, đồng đội, khán giả…
-
Dùng tay chơi bóng trong vùng cấm của đội mình.
-
Cố tình phạm lỗi nhằm ngăn chặn đối phương ghi bàn.
-
Sử dụng từ ngữ và/hoặc hành động xâm hại người khác.
-
Nhận hai thẻ vàng trong cùng một trận đấu.
Tất nhiên, việc quyết định các tình huống vào bóng nguy hiểm đáng nhận thẻ đỏ hay chỉ cần cảnh cáo còn phụ thuộc vào nghiệp vụ của trọng tài trận đấu.
Đặc biệt sau khi bổ sung thêm chức năng VAR giám sát trận đấu, Điều 12 trong Luật bóng đá bổ sung thêm việc phát thẻ đỏ cho người có hành vi tự ý tiến vào phòng điều khiển camera.
Những hệ quả của việc nhận lãnh thẻ đỏ
Sau khi bị xử phạt bằng thẻ đỏ, cầu thủ phải lập tức rời sân. Cầu thủ không chỉ phải rời sân, mà còn phải rời khỏi khu vực quản lý chung của đội tại đường biên của sân đấu.
Đội nhận thẻ đỏ sẽ không được phép bổ sung cầu thủ vào đội hình. Điều này buộc ban huấn luyện phải có đối sách điều chỉnh chiến thuật và sắp xếp vị trí phù hợp.
Thẻ đỏ gây ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện trận đấu
Cầu thủ nhận thẻ đỏ không chỉ bị buộc ngừng thi đấu ở trận hiện tại mà còn bị cấm ra sân ở trận tiếp theo trong giải đấu. Ở những giải đấu lớn như Premier League hoặc FIFA World Cup, luật này cũng được áp dụng nghiêm ngặt.
Nếu trong một trận đấu mà số cầu thủ nhận thẻ đỏ của một đội vượt quá 5 người, đồng nghĩa với việc toàn đội có dưới 7 người tối thiểu trên sân thì trận đấu sẽ bị huỷ bỏ.
Thay lời kết
Như vậy, ta đã điểm qua kiến thức cơ bản cho biết thẻ đỏ là gì? các lỗi vi phạm có thể nhận thẻ đỏ và làm phong phú thêm những hiểu biết về bộ môn thể thao vua. Chúc các bạn có những giờ phút thưởng thức bóng đá đầy hứng khởi!