Trong thế giới bóng đá đầy biến động, người hâm mộ không chỉ quan tâm đến kết quả trận đấu mà còn dành sự quan tâm đặc biệt cho các cầu thủ. Một trong những chủ đề được bàn tán sôi nổi nhất chính là “chân gỗ”. Vậy “chân gỗ” trong bóng đá là gì? Tại sao một số cầu thủ lại bị gán mác này? Câu trả lời sẽ được iBongda bật mí ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính:
Chân gỗ trong bóng đá là gì?
“Chân gỗ” là một khái niệm hài hước trong bóng đá được sinh ra dành cho vị trí tiền đạo. Những cầu thủ được gọi là “chân gỗ” khi thường xuyên có những tình huống bỏ lỡ cơ hội ghi bàn không thể tin được.
Chân gỗ trong bóng đá là gì? Vì sao các chân gỗ hay bị chỉ trích?
Các “chân gỗ” hay gây bức xúc cho người hâm mộ và nỗi thất vọng cho ban huấn luyện khi bỏ qua nhiều cơ hội mười mươi để mở tỷ số cho đội nhà. Họ thường xuyên xử lý bóng một cách lúng túng, dứt điểm kém chính xác làm bóng đi chệch cột dọc, ra biên, “bắn chim” hoặc nhắm thẳng vào tầm tay thủ môn mà sút.
Thông thường, cầu thủ “chân gỗ” sẽ bị người hâm mộ tế sống, chửi rủa thậm chí mạt sát. Điều này cũng dễ hiểu vì đã có khá nhiều tình huống đội nhà tạo điều kiện hết mức, làm ra những tình huống dọn cỗ cho tiền đạo chủ lực ghi bàn, nhưng tất cả chỉ thành công cốc do sự luống cuống của người dứt điểm. Trong một số trường hợp, các pha bóng quyết định này có thể làm một đội mất danh hiệu hoặc tệ hơn là bị tiễn khỏi giải đấu trong ấm ức.
Những cầu thủ “chân gỗ” có thực sự kém hay không?
Theo nhận định của nhiều chuyên gia làng túc cầu cũng như nhận xét của các fan hâm mộ bóng đá, các “chân gỗ” không nhất thiết phải là người có kỹ năng kém. Lý do trở thành ví dụ trực quan cho khái niệm chân gỗ trong bóng đá là gì có thể nằm ở vài điểm chủ chốt sau:
-
Không có “duyên” ghi bàn.
-
Không hoà hợp với lối chơi toàn đội.
-
Xử lý dứt điểm thiếu quyết đoán.
-
Bị áp lực tâm lý do liên tục tạo ra pha bóng hỏng.
-
Chơi ở vị trí không phù hợp.
Trong những lý do kể trên, thông thường nguyên nhân chơi vị trí sai sở trường là tác nhân chính biến một cầu thủ có kỹ năng tốt thành thần rừng. Nên nhớ rằng không phải ai sinh ra cũng có khả năng trở thành tiền đạo. Bởi ngoài các yếu tố kỹ thuật, tiền đạo còn phải có độ bùng nổ nhất định và khả năng đọc tình huống sắc sảo.
Các “chân gỗ” nổi tiếng của làng bóng đá thế giới
Cùng điểm qua một số các anh tài “chân gỗ” đem lại tiếng cười và cả sự bức bối cho người hâm mộ bóng đá từ trước đến nay.
Tiền đạo Đan Mạch – Nicklas Bendtner
Nicklas Bendtner là chân gỗ nổi tiếng bậc nhất thuộc hàng lão làng
Nicklas Bendtner là người đứng đầu danh sách những chân gỗ huyền thoại. Các pha xử lý bóng của anh đã tạo ra nhiều video tổng hợp tình huống thần rừng thu hút triệu lượt xem trên Youtube và Twitter.
Trong mười năm thi đấu dưới màu áo Arsenal, Bendtner vẫn luôn chết danh “chân gỗ”. Tuy nhiên, bằng một cách nào đó mà anh vẫn là một trong số những cầu thủ thi đấu đỉnh cao được trọng dụng.
Cầu thủ Argentina gốc Pháp – Gonzalo Higuain
Higuain là tội đồ khi hóa chân gỗ không đúng lúc tại World Cup
Công bằng mà nói thì Higuain không phải là một cầu thủ kém cỏi. Thậm chí ngược lại, tiền đạo Juventus còn là một cây làm bàn nổi bật tại giải đấu Serie A và có phong độ bình quân khá tốt. Tuy nhiên, chừng đó cũng không thể xoá được quá khứ “chân gỗ” của Higuain.
Cho đến này, người hâm mộ đội tuyển Argentina vẫn rất “cay” Higuain bởi anh đã bỏ qua tình huống làm bàn mười mươi ở trận chung kết FIFA World Cup 2014. Đây là nguyên nhân chính khiến tuyển Argentina bị hụt cúp vô địch thế giới vào năm đó.
Cầu thủ người Morocco – Marouane Chamakh
Chamakh gặp rắc rối với lối chơi của đội bóng mới
Chamakh từng là một cầu thủ triển vọng khi xuất hiện dưới màu áo câu lạc bộ Bordeaux (Pháp) và có hiệu suất ghi bàn ấn tượng. Thế nhưng, cục diện đã thay đổi khi anh đầu quân cho Arsenal và bắt đầu chuỗi ngày khó khăn khi không thể hoà nhập được với lối đá của đội.
Mặc dù Chamakh được tạo điều kiện tham gia vào đội hình chính, song anh tỏ ra thiếu hiệu quả trong các pha xử lý bóng và thường xuyên bỏ lỡ những cơ hội mở tỷ số. Điều này khiến cho Chamakh ngày một thất sủng trong mắt người hâm mộ Arsenal, nhất là với mức lương 65.000 bảng/tuần mà anh chàng này thụ hưởng từ câu lạc bộ.
Cầu thủ người Đức – Timo Werner
Timo Werner hiện không có phong độ đỉnh cao
Timo Werner hiện đang giữ “danh hiệu” chân gỗ sáng giá nhất của toàn giải Ngoại hạng Anh nhờ những pha dứt điểm không thể khó hiểu hơn dưới màu áo Chelsea. Không những vậy, ở mặt trận quốc gia, Werner cũng tỏ ra không hề hiệu quả khi góp sức cho đội tuyển Đức. Hiện nay, Timo Werner không được huấn luyện viên Romelu Lukaku trọng dụng.
Những câu hỏi thường gặp về chân gỗ trong bóng đá
Câu hỏi 1: Chân gỗ trong bóng đá là gì?
- Trả lời: “Chân gỗ” là một thuật ngữ trong bóng đá dùng để chỉ những cầu thủ có khả năng kiểm soát bóng kém hoặc không thể thực hiện các kỹ thuật chơi bóng một cách linh hoạt và hiệu quả. Thuật ngữ này thường được sử dụng một cách hài hước hoặc chế giễu khi mô tả một cầu thủ có khả năng xử lý bóng yếu.
Câu hỏi 2: Tại sao gọi là “chân gỗ”?
- Trả lời: Cụm từ “chân gỗ” được sử dụng để miêu tả những cầu thủ thiếu sự khéo léo và kỹ thuật, vì “gỗ” là vật liệu cứng và không linh hoạt, tương tự như việc cầu thủ không thể di chuyển hoặc xử lý bóng mượt mà như những cầu thủ kỹ thuật cao.
Câu hỏi 3: “Chân gỗ” có phải là một cụm từ tiêu cực trong bóng đá không?
- Trả lời: Đúng, “chân gỗ” thường được xem là một cách diễn đạt tiêu cực, chỉ trích kỹ thuật yếu kém của cầu thủ. Tuy nhiên, đôi khi thuật ngữ này cũng được dùng với mục đích hài hước, không nhằm xúc phạm cầu thủ mà chỉ là một nhận xét về khả năng chơi bóng của họ.
Câu hỏi 4: Có cầu thủ nào được gọi là “chân gỗ” nổi tiếng trong bóng đá?
- Trả lời: Một số cầu thủ đã từng bị gọi là “chân gỗ” vì kỹ thuật xử lý bóng không được mượt mà hoặc thiếu linh hoạt. Tuy nhiên, nhiều trong số họ vẫn có những đóng góp quan trọng cho đội bóng, mặc dù không phải là những ngôi sao kỹ thuật.
Câu hỏi 5: Làm thế nào để cải thiện kỹ năng để không bị gọi là “chân gỗ”?
- Trả lời: Để cải thiện kỹ năng và không bị gọi là “chân gỗ”, cầu thủ cần tập luyện chăm chỉ với bóng, cải thiện khả năng kiểm soát bóng, rê bóng và chuyền bóng. Việc luyện tập các kỹ thuật cơ bản và tham gia các bài tập chuyên sâu về kỹ thuật sẽ giúp cầu thủ trở nên linh hoạt và khéo léo hơn trên sân.
Kết luận về các thần rừng bóng đá
Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về khái niệm “chân gỗ” trong bóng đá là gì?. Đó không chỉ đơn thuần là một biệt danh, mà còn là một nhãn hiệu mà người hâm mộ dùng để đánh giá khả năng ghi bàn của cầu thủ. Tuy nhiên, việc gắn mác “chân gỗ” cho một cầu thủ cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi lẽ, bóng đá là một môn thể thao đầy biến động, và phong độ của cầu thủ có thể thay đổi theo thời gian. Thay vì chỉ trích, người hâm mộ nên dành cho các cầu thủ sự động viên và tin tưởng. Có như vậy, họ mới có thể vượt qua khó khăn và tỏa sáng.