Phạt góc là một phần không thể thiếu trong quá trình chơi bóng đá dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp. Vậy phạt góc là gì? Các tình huống phạt góc phải tuân thủ những luật lệ nào? Lịch sử phạt góc ra sao và những ai có quyền tiến hành thực hiện phạt góc? Những kiến thức này tuy cơ bản nhưng không phải ai cũng nắm rõ. Để chuẩn bị cho một mùa World Cup 2022 máu lửa, ta hãy cùng ôn lại khái niệm phạt góc để hiểu rõ hơn về một phần luật lệ của môn bóng đá hiện đại.
Nội dung chính:
Phạt góc là gì?
Phạt góc là một luật bóng đá có lịch sử từ năm 1872, được Liên đoàn bóng đá Anh xét duyệt và trở thành luật chính thức cho đến ngày nay.
Phạt góc là gì? Luật phạt góc trong bóng đá hiện đại ra sao?
Cơ hội đá phát góc được trao cho đội tấn công khi bóng vượt quá đường biên ngang phía ngoài khung thành, người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ đội phòng thủ. Phạt góc được tính trong cả hai tình huống bóng chạm đất và còn ở trên sân, miễn là là đã vượt đường biên ngang.
Những yếu tố cần để thực hiện một quả phạt góc
Trọng tài biên sẽ là người xác định các tình huống phạt góc khi nhận thấy các yếu tố như sau hội đủ sau một pha tấn công:
-
Quả bóng đi hẳn qua đường biên ngang sân bóng và nằm bên ngoài pham vi cầu môn.
-
Vị trí bóng trên mặt đất hoặc trên không trung đều được tính.
-
Người chạm bóng cuối cùng phải là cầu thủ đội đối thủ.
Sau khi tín hiệu của trọng tài biên được đưa ra bằng cách vẫy cờ về phía cột phạt góc, trọng tài chính của trận đấu sẽ nhìn nhận tình huống và thổi còi chính thức cho phép đá phạt.
Quy tắc cần tuân thủ khi tiến hành đá phạt góc
Phạt góc sẽ được giám sát chặt chẽ bởi trọng tài và trợ lý
Cầu thủ tiến hành đá phát góc phải ghi nhớ các điều kiện sau để thực hiện thành công một quả phạt góc theo quy định của luật bóng đá:
-
Quả bóng được đặt bên trong cung đá phạt góc, gần nhất với cột cờ.
-
Cột cờ phạt góc không được phép di dời.
-
Cầu thủ đối phương phải đứng cách xa vị trí đá phạt ít nhất 9m15.
-
Bóng vào cuộc ngay sau khi được phát đi bởi người đá phạt.
-
Khi chưa có cầu thủ nào khác chạm bóng, cầu thủ thực hiện phạt góc không được phép chạm bóng lần 2.
Cách xử lý vi phạm trong tình huống phạt góc
Quy định về các xử lý vi phạm trong tình huống phạt góc cũng rất rõ ràng và cần được tuân thủ chặt chẽ.
Tình huống cầu thủ thực hiện phạt góc không phải thủ môn
Khi người thực hiện đá phạt góc không đảm nhận vị trí thủ thành chạm vào bóng lần 2 (không phải bằng tay) trước khi có người đỡ bóng, đội phòng ngự được hưởng một quả phạt gián tiếp tại nơi xảy ra vi phạm.
Phạt góc có những quy định riêng về xử phạt
Nếu xảy ra tình trạng cầu thủ thực hiện phạt góc phạm lỗi chơi bóng bằng tay khi bóng chưa được đỡ bởi cầu thủ khác, một quả phạt trực tiếp sẽ được tính cho đội phòng ngự. Trong trường hợp bóng chạm tay trong khu vực phạt đền, đội đối thủ được hưởng quả đá phạt từ chấm 11m.
Tình huống cầu thủ thực hiện phạt góc là thủ môn
Nếu thủ môn chạm bóng (không phải bằng tay) lần hai khi bóng chưa tiếp xúc với cầu thủ khác thì đội đối phương sẽ được hưởng phạt gián tiếp từ vị trí lỗi.
Đối với việc thủ môn cố tình chạm bóng bằng tay khi bóng vào cuộc nhưng chưa tiếp xúc với cầu thủ khác, phạt trực tiếp sẽ xảy ra tại vị trí lỗi ngoài khu vực phạt đền hoặc phạt gián tiếp trong khu vực phạt đền của thủ môn đó.
Phạt góc trong chiến thuật bóng đá ngày nay
Phạt góc là một bước ngoặt bắt đầu lại trận đấu quan trọng ghi xảy ra trong khu vực cận cầu môn, nếu tận dụng tốt có thể trở thành một cơ hội ghi bàn.
Tấn công trong tình huống phạt góc
Đội tấn công bằng phạt góc có thể sử dụng hai lối đá chuyền ngắn phối hợp và chuyền dài phối hợp để tạo ra cơ hội ghi bàn ở cự ly gần.
Các pha phạt góc có thể tạo ra cơ hội ghi bàn
Chuyền ngắn phối hợp cần sự phối hợp của hai hoặc ba cầu thủ ở khu vực phạt góc, đưa bóng từ hai biên vào vị trí trung lộ. Chiến thuật này tận dụng kỹ năng xử lý tình huống của tiền đạo tạo nên bàn thắng, phù hợp khi dàn phòng thủ của đội bạn đã tập trung hết vào trung lộ.
Chuyền dài phối hợp xảy ra khi người đảm nhiệm phạt góc đi bóng bổng thẳng vào khu trung lộ và tạo ra tranh chấp bóng trên không. Đây là lối chơi phù hợp với những đội có lợi thế hình thể và kỹ thuật cá nhân tốt.
Phòng thủ trong tình huống phạt góc
Do tính chất quyết định của các quả phạt góc, các đội bóng thường sử dụng toàn bộ đội hình tập trung phòng thủ trước khung thành. Thông thường, những cầu thủ có chiều cao sẽ được cài cắm ở trung lộ, một hậu vệ áp sát cột dọc và số còn lại chia nhau kèm người theo năng lực. Phòng thủ trong phạt góc cũng đòi hỏi khả năng xử lý tình huống nhanh nhạy và độ xông pha, không ngại va chạm trực tiếp của thủ môn.
Vậy là chúng ta đã ôn lại luật bóng đá cơ bản liên quan đến phạt góc là gì. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho kỳ World Cup 2022 sắp tới của độc giả, giúp nâng cao trải nghiệm và khiến bóng đá thêm phần hấp dẫn, lý thú!