Bạn đã bao giờ cảm thấy bực mình khi chứng kiến một trận đấu bị kéo dài lê thê bởi những pha bóng “rùa bò”? Hay đơn giản là tò mò không biết vì sao các cầu thủ lại cố tình làm chậm nhịp độ trận đấu? Nếu câu trả lời là CÓ, thì bài viết này dành cho bạn. Chúng ta sẽ cùng iBongda đi tìm lời giải cho câu hỏi: “Câu giờ là gì?” và lý giải vì sao nó lại trở thành một vấn đề nan giải trong làng túc cầu.
Nội dung chính:
Vấn nạn câu giờ là gì?
Như chúng ta đã biết, nếu chưa tính thời gian cộng bù, mỗi trận bóng đá có 90 phút thời gian thi đấu chính thức. Tuy nhiên, không phải lúc nào thời gian này cũng được tận dụng triệt để.
Câu giờ là gì và vì sao người hâm mộ bóng đá phản đối câu giờ?
Câu giờ chính là một hình thức kéo lê thời gian còn lại trên sân bằng các hành động không liên quan đến trận đấu như: rê bóng chậm chạp, chần chừ không phát bóng, cố ý lăn lộn hay nằm vạ sau tình huống lỗi không đáng kể, cố tình trì hoãn khiêng cáng hay sơ cứu…
Câu giờ có thuật ngữ tiếng Anh là “time lost”. Trong bóng đá, câu giờ thường đi kèm với thời gian “bóng chết” trên sân.
Vì sao câu giờ bị người hâm mộ phản đối?
Thông thường, việc câu giờ diễn ra là một phần của chiến lược thi đấu. Khi một trong hai đội hoặc cả hai đội đều đã hài lòng với tỷ số hiện tại, không muốn tạo ra những tình huống nguy hiểm nhằm thay đổi cục diện trận đấu, các cầu thủ sẽ thực hiện câu giờ. Đối với người hâm mộ bóng đá, câu giờ là một hành động hết sức phi thể thao, tính toán trục lợi.
Hành động câu giờ trong bóng đá là phi thể thao
Bên cạnh đó, chất lượng của trận đấu cũng sẽ bị giảm sút nghiêm trọng khi có quá nhiều thời gian chết, không chứa đựng tính cạnh tranh đỉnh cao làm nên sự hấp dẫn của bộ môn thể thao vua. Chính vì vậy mà trải nghiệm của người xem cũng bị ảnh hưởng.
Ở các giải đấu câu lạc bộ tại châu Âu khi các đội thi đấu xoay vòng, câu giờ nhằm tạo ra tỷ số có lợi, đủ điểm để tiến vào vòng trong cũng khiến cho UEFA phải đau đầu tìm kiếm đối sách. Bởi đây là một cách để các đội bảo toàn thể lực cầu thủ, vô hình chung chạy theo lợi ích mà bỏ qua yếu tố cống hiến đẹp mắt rất cần thiết của bóng đá.
Câu giờ có phạm Luật bóng đá hay không?
Theo quy định tại điều 12 của Luật bóng đá do FIFA ban hành, câu giờ là một lỗi riêng biệt, có thể bị cảnh cáo bằng miệng hoặc xử phạt bằng thẻ vàng. Nếu cầu thủ cố ý câu giờ nhiều lần sẽ đối mặt với nguy cơ thẻ đỏ hoặc treo giò do thẻ vàng trong các trận đấu tiếp theo.
Câu giờ là một lỗi được quy định trong luật bóng đá
Tuy nhiên, dù đã có quy định về xử phạt lỗi câu giờ, song cho đến nay việc sử dụng các biện pháp câu giờ qua mặt trọng tài và thiếu tôn trọng người xem vẫn thường xảy ra nhan nhản ở khắp nơi. Dù là tại Việt Nam hay châu Âu – xứ sở bóng đá đỉnh cao, các ban ngành quản lý bộ môn bóng đá vẫn đang liên tục tìm kiếm các đối sách nhằm ngăn chặn việc các đội câu giờ.
Có thể bạn quan tâm:
- Thẻ vàng là gì? Thẻ vàng có ý nghĩa như thế nào trong bộ môn bóng đá?
- Thẻ đỏ là gì? Tìm hiểu về lịch sử của thẻ đỏ và luật thẻ đỏ trong bóng đá
Những đối sách nhằm xử lý nạn câu giờ trong bóng đá
Nắm rõ được câu giờ là gì là bước đầu tiên trong việc tìm ra những biện pháp chế tài cho nạn câu giờ trong bóng đá hiện nay. Theo các bình luận viên và người hâm mộ, có một số cách có thể áp dụng:
-
Khôi phục luật 6 giây: Trước năm 1998, FIFA quy định thủ môn chỉ có 6 giây giữ bóng khi chuẩn bị phát bóng. Sau khi luật bị bãi bỏ, đây là lỗ hổng cho các đội thực hiện câu giờ.
-
Cảnh cáo thủ môn: Trong trường hợp thủ môn loay hoay chỉnh sửa bị vị trí bóng, chần chừ lúc phát bóng quá 15 giây, trọng tài có thể cho đội đối thủ quả phạt trực tiếp từ chấm phạt đền 11m.
-
Tước quyền tham gia các tình huống phạt khi vi phạm lỗi câu giờ: Ngăn chặn việc chạm bóng của những cá nhân câu giờ ra khỏi các tình huống cố định là một cách hữu hiệu nhằm giảm thiểu thời gian chết trên sân đến mức tối đa. Các cầu thủ thường xuyên giở chiêu bài ôm bóng đi lùi, sút “bắn chim” để câu thêm ném biên hoặc phạt góc là nhân tố chính khiến trận đấu bị ngắt nhịp, chậm chạp và cần phải được xử phạt tối đa.
-
Cấm thay người trong khoảng thời gian đá bù giờ: Thực chất đây chỉ mới là đề xuất trên giấy, chưa bước vào quy định của Luật bóng đá. Vài phút bù giờ tuy ngắn ngủi nhưng cũng đủ để tạo nên các bứt phá mang tính đột biến trong bóng đá. Do đó, việc ngăn chặn ban huấn luyện áp dụng chiến thuật câu giờ bằng cách thay người là rất đáng cân nhắc.
Thay lời kết
Người chơi bóng cần ý thức câu giờ là hành động nên tuyệt đối tránh
Tinh thần fair-play là một trong những giá trị cốt lõi của bóng đá. Câu giờ là hành vi đi ngược lại với tinh thần này. Để bóng đá ngày càng phát triển và được nhiều người yêu thích, chúng ta cần tôn trọng luật chơi, tôn trọng đối thủ và cống hiến những trận đấu đẹp mắt. Hãy nói không với câu giờ và cùng nhau xây dựng một nền bóng đá văn minh.